Bạch quả (Ginkgo biloba) được gọi là cây đền thờ trong tiếng Đan Mạch và cây có tên gọi là "tóc thần Vệ Nữ" trong tiếng Anh. Tên Latin "biloba" có nghĩa là "hai lá" và dùng để chỉ hình dạng lá của cây Bạch quả. Với nguồn gốc có thể bắt nguồn từ ít nhất 240 triệu năm trước, cây Bạch quả đã chứng kiến cả sự tuyệt chủng của loài khủng long và trải qua các kỷ băng hà. Chính vì thế cây còn có tên gọi khác là "Hóa thạch sống".
Cây Bạch quả có thể cao tới 30 mét và rộng 10 mét. Lá của cây trông giống như những chiếc quạt nhỏ màu xanh nhạt và có kết cấu giống da. Cây sẽ rụng lá vào mùa thu. Tuy nhiên, trước đó, những chiếc lá ấy sẽ chuyển sang màu vàng tuyệt đẹp, tạo thêm sắc màu cho mùa thu. Quả của cây Bạch quả trông giống như quả mận nhỏ và đặc trưng vì mùi hương khá đặc biệt, được cho là khiến người ta liên tưởng đến bơ hư.
Cây bạch quả có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng ngày nay mọc ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới – kể cả ở Đan Mạch. Chúng ta thường có thể thấy cây Bạch quả trong các công viên và vì dường như cây không bị tổn hại bởi môi trường ô nhiễm xung quanh nên nó cũng có thể thấy dọc các con đường đông đúc. Có sự khác biệt giữa cây đực và cây cái. Cây cái tạo ra quả, vừa có mùi thơm và rụng nhiều trên đường phố vào mùa thu, vì thế cho nên những cây đực thường được chọn để trồng dọc theo các con đường và đại lộ.
Bạch quả – loài cây có nhiều chức năng
Hơn 50 triệu cây Bạch quả được trồng trên toàn thế giới, không chỉ có vẻ ngoài đẹp đẽ mà loài cây này trở nên phổ biến. Chiết xuất từ lá của cây Bạch quả là một trong những thành phần được sử dụng nhiều nhất trên thế giới trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đồng thời loại cây này cũng đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuật, văn hóa, tôn giáo và đặc biệt là trong ẩm thực châu Á.
Cây Bạch quả thường được tìm thấy trong các khu vườn của chùa Phật giáo ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và gỗ của chúng được sử dụng làm vật liệu để chạm khắc các hình tượng tôn giáo. Những thân cây xinh đẹp hay những chiếc lá của cây thường được sử dụng làm nguồn cảm hứng cho mọi thứ, từ đồ trang sức, tác phẩm điêu khắc đến thơ ca và tranh vẽ.
Trong nhà bếp, người ta không sử dụng gỗ, lá hay quả. Thay vào đó, người ta sử dụng phần hạt của quả để ăn - thậm chí còn được coi là một món ngon trong ẩm thực Châu Á. Quả được lấy hạt sau đó đem luộc hoặc rang trên chảo. Phần hạt gợi nhớ đến hạt dẻ và chúng được sử dụng trong cả món ngọt và món mặn.
Bạch quả trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bạch quả là một trong những thành phần được sử dụng nhiều nhất trên thế giới trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nhưng Bạch quả thực sự tốt cho điều gì? Bạch quả được sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bởi những lợi ích sau:
- Góp phần tích cực vào việc lưu thông (vi tuần hoàn) của cơ quan thị giác, thính giác và não bộ.
- Giúp phần tăng cường trí nhớ khi về già.
Về lý thuyết, bạn có thể ăn lá Bạch quả hàng ngày và hấp thụ các thành phần có lợi của lá. Tuy nhiên, rất ít người có thể dễ dàng sử dụng Bạch quả là một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày - và do đó, việc hấp thu lá bạch quả thông qua các chất bổ sung dinh dưỡng có thể mang lại lợi ích thiết thực. Khi Bạch quả được đưa vào như một thành phần trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các thành phần của lá được chiết xuất thông qua một quy trình công nghệ được kiểm soát, sau đó chất chiết xuất được sấy khô. Khi quá trình chiết xuất và sấy khô được thực hiện, nồng độ các chất có lợi sẽ tăng lên. Kết quả là một viên nén nhỏ gọn với tất cả các thành phần có lợi.
Những tác động tích cực mà người ta phải làm nổi bật bạch quả, được quy định thông tại luật pháp EU. Nếu một công dụng được chứng minh rõ ràng, nó có thể được sử dụng trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe với số lượng đáng kể. Một số ứng dụng về tác dụng của thực vật và các bộ phận của thực vật hiện đang trong danh sách chờ và cũng có thể được sử dụng để giải thích cho người tiêu dùng về tác dụng dự kiến của sản phẩm.